- Codeigniter Framework là một PHP framework phổ biến và dễ sử dụng nhất so với các PHP framework khác . Bài lab hướng dẫn này được viết dựa trên phiên bản Codeigniter 2.1.4.
- Để học và làm việc tốt đối với Codeigniter, người học phải có kiến thức về lập trình hướng đối tượng và xử lý mảng. Đồng thời am hiểu về kiến trúc M-V-C (Model – View – Controller) để có thể hiểu được quy trình và hướng hoạt động trong toàn ứng dụng.
- Hocweb.com.vn sẽ hướng dẫn các bạn loạt bài đầy đủ và chi tiết về Codeigniter, nhằm giúp các bạn dễ dàng hơn trong việc tiếp cận php framework này.
Hướng dẫn cài đặt và viết một ứng dụng đơn giản
2. Cài đặt Codeigniter :
- Đầu tiên có thể download Codeigniter framework phiên bản 2.1.4 này tại Hocweb.com.vn hoặc tại trang chủ http://codeigniter.com/download.php
- Sau khi download xong, giải nén sẽ thấy những thư mục như hình bên dưới:
- Chúng ta chỉ quan tâm tới 2 thư mục là application, system và file index.php mà thôi.
- Copy chúng vào thư mục của riêng bạn. Trong trường hợp này, tôi tạo thư mục tên hocweb_ci để chứa chúng.
- Chức năng của 2 thực mục này như sau :
+ Thư mục system là thư mục dùng để chứa thư viện mặc định ban đầu của framework.
+ Thư mục application là thư mục dùng để chứa code do chúng ta tạo ra.
Vì thế, sau này chúng ta chủ yếu sẽ thao tác ở thư mục application mà thôi.
- Trong thư mục application chứa nhiều thư mục khác. Ta sẽ đi và tìm hiểu chức năng các thư mục quan trọng mà chúng ta thường thao tác nhất.
+ Thư mục config: Dùng để chứa các file cấu hình như kết nối CSDL, cấu hình đường dẫn, cấu hình ngôn ngữ,….
+ Thư mục Controllers: Chứa các file controller của ứng dụng.
+ Thư mục Models: Chứa các file thao tác trên CSDL của ứng dụng.
+ Thư mục Views: Chứa các file hiển thị thông tin khi tương tác.
3. Viết ứng dụng đơn giản với Codeigniter :
- Đầu tiên, chúng ta mở thư mục Controller và tạo file bai1.php mở lên và ghi đoạn code sau:
- Và kết quả sẽ xuất ra lời chào như sau.
- Qua đoạn code trên, chúng ta có thể hiểu như sau:
+ Khi khởi tạo controller thì tên file và tên lớp phải giống nhau. Cụ thể ở đây là tên lớp Bai1 và tên file bai1.php phải giống nhau.
+ Theo quy tắc của CodeIgniter thì chữ cái đầu tiên của lớp phải viết hoa.
+ Mọi lớp tạo ra trên quy tắc là phải kế thừa lớp CI_Controller.
+ Để chống việc ghi đè lớp có sẵn trong CodeIgniter, chúng ta phải sử dụng từ khóa parent để bảo lưu thông tin từ các phương thức trước đó. Mà cụ thể là phương thức khởi tạo construct().
+ Để chạy các action thì chúng ta phải tạo nó như 1 phương thức bình thường. Đối với CodeIgniter và 1 số php framework khác thì index luôn được xem là action mặc định của controller đó.
+ Để chạy ứng dụng ta phải đi qua file index.php. File này được hiểu là một front controller. Nó sẽ điều hướng dữ liệu mà chúng ta sẽ gởi đi.
- Liên kết chạy sẽ theo kiến trúc:
http://localhost/hocweb_ci/index.php/ten_controller/ten_action
- Do đó, khi chạy ta dùng link:
http://localhost/hocweb_ci/index.php/bai1
- Có nghĩa là bạn đang chạy controller bai1, ở đây không chỉ ra action thì có nghĩa là dùng action mặc định index.
- Ta có thể tạo thêm 1 action nữa và đặt tên theo ý thích:
http://localhost/hocweb_ci/index.php/bai1/hocweb
- Đây là kết quả hiển thị action “hocweb” trong controller “bai1”.
4. Tổng kết :
- Qua bài viết trên, các bạn đã hiểu được phần nào cách khai báo và thực thi các file php trong thư mục controller của code CI. Qua bài viết tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu về view trong CI.
Xem thêm tại : http://hocweb.com.vn/category/hocweb/framework/codeiginter/
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nếu bạn thấy bài viết hữu ích, hãy nhấn +1 và các liên kết chia sẻ để website ngày càng phát triển hơn. Xin cám ơn bạn!
Đăng nhận xét